Nghệ sĩ sân khấu cần vun bồi cho tiếp tục sáng tạo, thế hệ tương lai

10/06/2024 10:57
Nghệ thuật bắt nguồn từ hiện thực, người sáng tác trước hết cần có cái nhìn tổng quan về đối tượng tiếp nhận - các em thiếu nhi.
Như chúng ta đã biết, thiếu nhi bao gồm trẻ em lứa tuổi từ 6 đến 16 tuổi. Đó thực sự là giai đoạn đặc biệt của đời người - giai đoạn vàng hình thành và phát triển nhân cách. Các nhà khoa học khẳng định: Ở giai đoạn thiếu nhi, các phẩm chất con người của các em đang hình thành và còn chưa ổn định nên dễ dàng bị biến đổi do các tác động khách quan bên ngoài. Bởi vậy giáo dục thiếu nhi là một công việc có ý nghĩa quyết định đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của lứa tuổi này. Cùng với các loại hình văn học nghệ thuật khác như âm nhạc, văn học, hội họa, nhiếp ảnh…, những vở diễn của sân khấu đã và đang trở thành một công cụ tác động mạnh mẽ đến cảm xúc, tâm hồn, khả năng nhận biết, cảm thụ cái đẹp của thiếu nhi và là nơi các em được kết hợp vừa học vừa chơi, hình thành những ấn tượng và tấm gương trong tiềm thức, có thể trở thành hành trang quý giá cho các em đến hết cuộc đời. 
 
Nghệ sĩ sân khấu cần vun bồi cho tiếp tục sáng tạo,  thế hệ tương lai
Hãy biến mỗi vở kịch thành một phương tiện giáo dục đầy tính nhân văn, gần gũi, vui vẻ đối với thiếu nhi - (trong ảnh: Một cảnh trong vở kịch “Đám cưới chuột” của Nhà hát Kịch Việt Nam. Ảnh: NHKVN)
Về khái niệm “hiện đại”, theo tôi không nên hiểu khô cứng theo định nghĩa của các nhà lịch sử - thời hiện đại bắt đầu từ thế kỷ 16 mà “hiện đại” ở đây là những đề tài mới mẻ và mang tính thời sự dành cho các em thiếu nhi và được tác giả, đạo diễn, nghệ sĩ, diễn viên khai thác viết nên kịch bản, dàn dựng và biểu diễn trong một vở diễn ở nhiều thể loại: kịch nói, cải lương, chèo, tuồng, xiếc… một cách hoàn chỉnh. Khi thưởng thức những vở diễn đạt được giá trị cao về chủ đề tư tưởng cũng như tính thẩm mỹ, các em thiếu nhi sẽ đồng cảm, xúc động, thậm chí bị tác động mãnh liệt… bởi các em gặp được bóng dáng, tâm hồn mình trong đó. Qua mỗi tác phẩm sân khấu, các em thấy mình được quan tâm, yêu thương, đồng cảm; được định hướng sống vui khỏe; được tin cậy là con ngoan trò giỏi, là thành viên có ích trong cộng đồng. Điều ấy trở thành cốt lõi tinh thần của vấn đề “đề tài hiện đại của các vở diễn sân khấu dành cho thiếu nhi”. 
 
Hãy cùng dừng lại để nhìn ngắm và chiêm nghiệm cuộc sống đang diễn ra quanh chúng ta - cũng là không gian sống cho mỗi em thiếu nhi. Đó là cuộc sống đầy đủ vật chất hơn thế hệ trước rất nhiều: Có đa dạng phương tiện để các em tiếp cận nhiều nguồn thông tin, như sách, báo, tivi, điện thoại… Trong thời hiện đại, internet đã biến thế giới này trở thành một thế giới phẳng - ít có ranh giới vùng miền, quốc gia. Với những em có khả năng ngoại ngữ tốt, các em còn có thể tiếp xúc thông tin văn hóa từ nước ngoài. Đó là thuận lợi nhưng cũng là nguy cơ, là con dao hai lưỡi khi các em có thể tiếp xúc phải những nguồn thông tin không lành mạnh, lôi cuốn các em vào những thói quen xấu từ rất sớm, như thích chơi game, mải mê với thế giới ảo của các trang mạng xã hội: Facebook, zalo, youtube, tiktok… đến mức xao nhãng học hành; quen sống trong thế giới ảo hơn thế giới thực ngoài đời. 
Câu hỏi đặt ra là: Vậy chúng ta phải làm gì để phần nào tác động, cải tạo, thay đổi những bất cập đó?
 
Sân khấu với tư cách một loại hình nghệ thuật quan trọng trong đời sống con người vốn mang trong nó nhiều chức năng: chức năng giải trí, chức năng giáo dục, chức năng dự báo tương lai… Hãy biến mỗi vở kịch thành một phương tiện giáo dục đầy tính nhân văn mà gần gũi, vui vẻ, dễ tiếp nhận và để lại ấn tượng sâu sắc đối với thiếu nhi… Cũng cần thừa nhận một thực trạng:  Hiện nay, viết về thiếu nhi và viết cho thiếu nhi đều thiếu thốn cả về số lượng lẫn chất lượng; hình thức tương tác với người xem còn mỏng, thiếu chiều sâu. Chúng ta không thể quanh đi quẩn lại với những trò cũ kỹ, lời tương tác theo kiểu: “Các em ơi, con lợn nó kêu thế nào ấy nhỉ...?” rồi “con chó, con mèo, con hổ, con ngan, con vịt..” rồi hết trò thì hỏi: “con giun nó kêu thế nào ấy nhỉ” làm các khán giả nhí ngơ ngác nhìn nhau không hiểu nghệ sĩ đang hỏi gì nên diễn viên đành chữa lỗi bằng cách chuyển lớp “con cà con kê con dê con khỉ“ để cuối vở diễn các cháu không hiểu “chủ đề của vở kịch vừa xem là gì”…
 
Thiết nghĩ, chúng ta nên phân khúc đối tượng nhi đồng (từ 6 đến 10 tuổi) và thiếu niên (từ 10 đến 16 tuổi) để sáng tác các tác phẩm phù hợp với lứa tuổi các em. Các tác phẩm trước hết cần đảm bảo sự phù hợp trình độ hiểu biết, tiếp nhận với mỗi lứa tuổi. Thống nhất cách hiểu “hiện đại” là sự mới mẻ, đặc biệt là câu chuyện mang tính thời sự; chúng ta vẫn có thể tiếp tục khai thác những đề tài về lịch sử, chuyển thể chuyện xưa tích cũ - ví dụ các câu chuyện về đức tính hiếu học, lòng thương kính mẹ cha, biết ơn thầy cô, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, gắn bó giữa anh chị em, bè bạn… Đó là các vấn đề muôn thuở của loài người nói chung cũng như định hướng nhân cách cho thiếu nhi nói riêng. Song ở mỗi thời kỳ, giai đoạn, việc khai thác, thể hiện những chuyện xưa tích cũ này cần có sự thay đổi về hình thức biểu diễn, phục trang, ngôn ngữ, các yếu tố kỹ thuật âm thanh, ánh sáng… để phù hợp với nhu cầu của các em mà vẫn giữ được những giá trị cốt lõi, bất biến.
 
Cần lưu ý rằng, thiếu nhi với bao nhiêu mối quan hệ cùng sự quan tâm thì người nghệ sĩ chúng ta có bấy nhiêu tiểu đề tài và hệ chủ đề: về trường lớp, thầy cô, gia đình, bạn bè, thiên nhiên, cuộc sống hiện đại… xoay quanh các em. Mọi đề tài, chủ đề được các tác phẩm sân khấu dành cho thiếu nhi cần hướng đến mục đích chung là sự khẳng định chắc chắn: Tất cả các em thiếu nhi sẽ đều nhận được tình thương yêu và sự quan tâm một cách minh triết từ người lớn; như những búp măng non được che chắn, bảo vệ… Các em nhất định cần được trang bị về những giá trị đạo đức cốt lõi; và có sự khẳng định rằng: Các em cần được nghỉ ngơi và vui chơi đúng tuổi, khoa học, hợp với tâm sinh lý lứa tuổi (đối nghịch với thực trạng phổ biến hiện nay: Thiếu nhi phải chạy đua học hành quá nhiều, quá sức, mang trên vai rất nhiều gánh nặng mong muốn từ người lớn, sớm lâm vào căng thẳng, stress…). Cũng từ những tác phẩm sân khấu này cũng tác động đến người lớn việc cần tạo cho thiếu nhi môi trường sống lành mạnh, ứng xử nhân văn, nhân ái; bầu không khí trong sạch, được hòa nhập với thiên nhiên… giúp các em khỏe mạnh cả tinh thần và thể chất, phát triển toàn diện, trở thành công dân tốt trong tương lai của đất nước và toàn cầu. 
 
Nghệ sĩ sân khấu cần vun bồi cho tiếp tục sáng tạo,  thế hệ tương lai
Một buổi trải nghiệm với nghệ thuật múa rối của học sinh trường Tiểu học Lý Thái Tổ (Hà Nội) - Ảnh: Trường Tiểu học Lý Thái Tổ.
Chúng ta - những người nghệ sĩ, hãy dùng ngòi bút, sức sáng tạo, khả năng hóa thân một cách thấm đẫm hiện thực và chan chứa tình yêu thương nhưng không kém phần dí dỏm, hồn nhiên, tươi sáng… để viết và dàn dựng nên những tác phẩm sân khấu mang sứ mệnh cao cả: nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn các em thiếu nhi một cách trong sáng, lành mạnh, nhân ái, bao dung, đúng như câu thơ “Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn” (bài thơ “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” của Nguyễn Duy)… Quán chiếu rộng dài thời đại, dù ở bất cứ giai đoạn lịch sử nào, chân lí: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây/ Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” (Chủ tịch Hồ Chí Minh) cũng không hề đổi thay chân giá trị. Điều ấy thực sự trở thành động lực lớn lao để lớp lớp các thế hệ nghệ sĩ sân khấu tiếp tục dấn thân cống hiến, tạo dựng nhiều tác phẩm dành cho thiếu nhi với đề tài hiện đại, gần gũi, dễ tiếp nhận…, có tác dụng vun bồi và chăm lo cho thế hệ tương lai của dân tộc. Đó thực sự là biểu hiện sống động của lòng yêu nước thiết thực nhưng mang tầm nhìn rất lớn lao. Nghệ thuật chân chính chưa bao giờ vượt thoát hiện thực, lòng yêu thương con người và những giá trị Chân -Thiện - Mỹ là như vậy.

Tin xem thêm

Hà Nội tuyên dương 90 Gia đình văn hóa tiêu biểu kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Cuộc Sống
24/08/2024 16:46

Dự kiến ngày 28/8/2024 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, UBND Thành phố Hà Nội tổ chức Lễ tuyên dương Gia đình văn hóa Thủ đô tiêu biểu Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10...

Cà Phê Đạo đến từ Việt Nam được CNN đưa tin toàn cầu

Cuộc Sống
15/08/2024 16:51

Triết lý Cà Phê Đạo đến từ Việt Nam tiếp tục được hãng truyền thông quốc tế CNN đưa tin toàn cầu.

Trà sen Bách Diệp- tinh hoa ẩm thực của người Hà Nội

Cuộc Sống
12/08/2024 16:49

Trà được coi là thức uống phổ biến của người Việt. Tuy nhiên, trong xã hội phong kiến xưa, mỗi giai tầng lại có những điều kiện và tiêu chuẩn khác nhau trong cách uống tr...

Hà Nội chuẩn bị tổ chức Lễ hội Sen năm 2024

Cuộc Sống
10/06/2024 12:04

Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức trong tháng 7/2024 tại Không gian văn hoá sáng tạo quận Tây Hồ (TP Hà Nội). Sự kiện lần đầu được tổ chức sẽ...

Tín hiệu vui từ Giải thưởng văn học Kim Đồng lần thứ Nhất

Cuộc Sống
10/06/2024 11:50

“Khép lại một chặng đường, Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ Nhất đã có được những kết quả khả quan đúng với mục tiêu phát hiện thêm những cây bút tài năng viết cho th...

Muốn tránh ung thư dạ dày đừng ăn 4 loại thực phẩm sau

Cuộc Sống
10/06/2024 11:45

Ung thư dạ dày là khối u ác tính xuất phát từ biểu mô niêm mạc dạ dày, có tỷ lệ mắc bệnh rất cao và có xu hướng tăng dần qua từng năm.

Bộ phận đắt nhất của con gà, gần 1 triệu/kg, có tác dụng bổ thận tráng dương cực tốt

Cuộc Sống
10/06/2024 11:42

Kê gà thực chất là tinh hoàn gà, có hình dạng nhỏ hơn quả trứng bồ câu, màu trắng sữa.

Nghệ sĩ sân khấu cần vun bồi cho tiếp tục sáng tạo, thế hệ tương lai

Cuộc Sống
10/06/2024 10:57

Nghệ thuật bắt nguồn từ hiện thực, người sáng tác trước hết cần có cái nhìn tổng quan về đối tượng tiếp nhận - các em thiếu nhi.

Góp phần làm sáng tỏ tiểu sử và thành tựu thơ Hồ Xuân Hương

Cuộc Sống
10/06/2024 10:33

PGS. TS Vũ Nho là chủ nhân của 116 đầu sách gồm cả sách dịch, viết chung và riêng về văn chương và giáo dục. Ở tuổi 75, cây bút dồi dào năng lượng này vẫn không ngừng làm...